[ad_1]
Ông đánh giá thế nào về triển vọng của thị trường nghỉ dưỡng tại Việt Nam, đặc biệt là phân khúc khách sạn bình dân?
Ngành du lịch của Việt Nam đang phát triển mạnh mẽ và đưa đất nước trở thành một trong những điểm đến hàng đầu Đông Nam Á. Hiện nay trung bình mỗi năm có 15 triệu khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam, vượt xa so với con số 4 triệu của mười năm trước, bên cạnh đó là 80 triệu lượt khách nội địa, gấp 4 lần so với thập kỷ trước. Dự kiến tổng lượt du khách sẽ tăng trưởng ở mức 13,5% mỗi năm trong giai đoạn 2019-2023 và đạt 29.1 triệu khách vào năm 2023.
Trong năm 2018, ngành du lịch đóng góp khoảng 27 tỷ USD vào GDP cả nước, chiếm 8%. Theo Hội đồng Du lịch và Lữ hành Thế giới (WTTC), tổng giá trị đóng góp của ngành du lịch cho GDP toàn quốc dự kiến sẽ đạt 9,8% trong 10 năm tới, đưa Việt Nam lên vị trí thứ 10 trên 185 quốc gia toàn cầu.
Các khách sạn 3 sao đến 4 sao là phân khúc khá quen thuộc với du khách nội địa tại hầu hết các quốc gia, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Trong thời kỳ hoàng kim của ngành du lịch nội địa tại Việt Nam như hiện nay, có thể thấy các khách sạn thuộc phân khúc này nhìn chung đang hoạt động rất tốt. Tại thời điểm này, việc kinh doanh khách sạn tại Việt Nam phần nào chịu ảnh hưởng do đây là mùa du lịch thấp điểm với khách quốc tế, tuy nhiên số lượng du khách trong nước vẫn tăng trưởng mạnh mẽ.
Cơ sở hạ tầng được phát triển nhanh chóng trên khắp cả nước, một số thành phố nhỏ hơn của Việt Nam nay cũng có khả năng đáp ứng nhu cầu của khách du lịch quốc tế. Việc này làm tăng tính cạnh tranh cũng như sức chứa của du lịch địa phương, vì vậy chúng tôi tin rằng trong ngành du lịch và đặc biệt là phân khúc bình dân đang đứng trước nhiều cơ hội để nắm bắt lợi thế từ sự bùng nổ của du lịch trong tương lai ngắn hạn và trung hạn. Phân khúc bình dân tuy vậy cũng chịu áp lực cạnh tranh lớn bởi chi phí đầu tư thấp, do đó nhiều nhà đầu tư có thể dễ dàng tiếp cận.
Trong bối cảnh ngành khách sạn bình dân vẫn còn khá manh mún và thiếu sự áp dụng của công nghệ, đâu là những cơ hội cho các công ty công nghệ và các doanh nghiệp khởi nghiệp (start-up) thuộc ngành nghỉ dưỡng có thể khai thác tại Việt Nam?
Việt Nam là thị trường có tiềm năng vô cùng lớn đối với start-up trong mọi lĩnh vực. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang phát triển mạnh, có thể thu hút vốn đầu tư một cách tương đối dễ dàng. Ngành khách sạn nghỉ dưỡng đã và đang chịu áp lực từ việc vận hành các mô hình kinh doanh lỗi thời, do đó buộc phải thích nghi và thay đổi nhiều hơn so với các loại hình bất động sản khác.
Trong kỷ nguyên của công nghệ bất động sản (proptech) và công nghiệp 4.0, các trang đặt phòng, truyền miệng và mạng xã hội có thể làm gián đoạn và mang lại những nhiều lợi ích cho ngành khách sạn. Trong khi AirBnB đã hoàn toàn thay đổi cuộc chơi và chiếm được thị phần, thì các nền tảng như Booking hay Agoda và các trang khác đang cho phép nhiều người dùnghơn tiếp cận với các khách sạn. 80% số doanh nghiệp khởi nghiệp thất bại.
Theo “Đề án tổng thể Ứng dụng Công nghệ thông tin trong lĩnh vực Du lịch giai đoạn 2018 – 2020, định hướng đến năm 2025”, phát triển công nghệ sẽ là trọng tâm cải thiện du lịch Việt Nam trong những năm tới. Các ứng dụng di động sẽ được đầu tư nhằm cải thiện chất lượng thông tin và trải nghiệm du lịch, ví dụ như hướng dẫn viên ảo hay ứng dụng phiên dịch. Theo báo cáo của Travelport Digital – một nền tảng tương tác di động dành cho các thương hiệu du lịch, 35% tổng số người dùng đã tải ứng dụng về máy điện thoại để tìm kiếm các chuyến bay/ khách sạn, 27% tải ứng dụng về máy để đặt các chuyến bay/ khách sạn, và 19% bật thông báo từ các ứng dụng du lịch để nhận tin tức.
Công nghệ sẽ thay đổi phân khúc du lịch nội địa như thế nào trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh nhiều start-up lớn trên thế giới như RedDoorz hay OYO mở rộng và khai thác cơ hội tại Việt Nam – một thị trường nghỉ dưỡng đang phát triển?
Mặc dù đây là những start-up nước ngoài, khi gia nhập vào thị trường Việt Nam họ lại tạo ra tiềm năng lớn cho sở hữu trí tuệ và chuyển giao giá trị cho Việt Nam. Hãy nghĩ về bất kỳ khách sạn nội địa nào từ 10 năm trước. Tại thời điểm đó, ngành nghỉ dưỡng nội địa có rất ít kinh nghiệm, tuy nhiên sau khi kết hợp trên nhiều mô hình kinh doanh khác nhau thì các tài sản sở hữu trí tuệ cũng như thông lệ vận hành đã được chuyển gia. Ngành khách sạn nghỉ dưỡng toàn cầu đã và đang chịu tác động gián đoạn trên mọi cấp độ kinh doanh. Các nhân tố gián đoạn bao gồm AirBnB, các nhà hàng sang trọng, giao thông hay các gói tour, v.v. Tuy trước đây từng được bao gồm trọn gói trong phạm vi mô hình khách sạn, những dịch vụ này nay đang tách ra vận hành độc lập.
Hiện nay trên thị trường đã có nhiều đơn vị cung cấp nội đia trong lĩnh vực này và tương lai con số này sẽ còn tăng lên. Tiếp cận với hiểu biết và kinh nghiệm quốc tế giúp ngành khách sạn trong nước học hỏi và tăng trưởng một cách hiệu quả. Một số start-up Việt Nam hiện đang hoạt động trong lĩnh vực này và nhận được rất nhiều sự ủng hộ, có thể kể đến: Luxstay, Vntrip, Ivivu, Vietnambooking.
Các đơn vị quốc tế như OYO có quy trình vận hành chắc chắn nhằm tiêu chuẩn hóa chất lượng dịch vụ. Các đơn vị khách sạn và chủ nhà có vai trò là bên nhận nhượng quyền, do đó họ phải vận hành theo quy chuẩn được định sẵn. Những đơn vị này đang khai thác phân khúc thị trường trẻ hơn bằng cách cung cấp dịch vụ nhanh chóng với giá cả hợp lý. Ví dụ, OYO sử dụng công nghệ tiên tiến và khiến khách hàng cảm thấy yên tâm hơn thông qua việc đảm bảo các tiện ích tối thiểu của mỗi phòng: máy lạnh, TV, wi-fi miễn phí, chăn ga sạch, bữa sáng miễn phí, nhà vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ đồ dùng vệ sinh cá nhân.
Việc gia nhập những mạng lưới khách sạn toàn cầu này sẽ đem đến lợi ích gì cho các khách sạn đối tác? Liệu công suất cho thuê của khách sạn có tăng lên khi gắn liền với các thương hiệu quốc tế này?
Biên lợi nhuận vận hành đối với các khách sạn bình dân rất nhỏ nên hiệu quả hoạt động là cần thiết. Tuy vậy việc tăng doanh thu thông qua tăng công suất cho thuê cũng rất quan trọng. Các đơn vị vận hành quốc tế và các trang đặt phòng đem đến lợi thế này và ở quy mô mạng lưới, các thương hiệu quốc tế đem đến các khách hàng trung thành. Có nhiều ví dụ thực tế về việc khách hàng đặc biệt đề cao sự trung thành với thương hiệu quen thuộc. Tuy ngày nay sự trung thành của khách hàng với thương hiệu đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi người dung luôn có quá nhiều lựa chọn, đây vẫn là một nhân tố quan trọng thúc đẩy việc đặt phòng lặp lại.
Những thương hiệu này sẽ phải đối mặt với những thách thức gì tại thị trường Việt Nam để thu hút thêm nhiều đối tác và tiếp tục mở rộng mạng lưới?
Việt Nam đang ở trong một vị thế rất thuận lợi và dự kiến sẽ dẫn đầu khu vực châu Á Thái Bình Dương về du lịch với tốc độ tăng trưởng hằng năm kép (CAGR) là 14% tính đến 2023 (theo số liệu của Hiệp hội Du lịch châu Á – Thái Bình Dương PATA 2019).
Mỗi quốc gia đều có những thách thức và cơ hội riêng. Việc du lịch phát triển bùng nổ trong thời gian gần đây nhìn chung là một tin tốt, tuy vậy đã dẫn đến tăng trưởng nhanh và chủ yếu tập trung vào các phân khúc giá trị thấp và kéo theo một số lượng dịch vụ kèm theo nhỏ. Du lịch có đóng góp đáng trân trọng vào GDP, lý do chính là bởi đây là một lĩnh vực phát triển bền vững và có sự lưu tâm đặc biệt cho môi trường.
Tuy vậy, Du lịch cũng bao gồm nhiều nhân lực và dịch vụ khác, từ đó có ảnh hưởng đến một bộ phân dân số không nhỏ. Vấn đề nằm ở chỗ, du lịch Việt Nam đã thu hút thành công khách du lịch bình dân. Cấp số nhân GDP của du lịch Việt Nam là 1,6 (theo số liệu của Ngân hàng Thế giới 2019) trong khi con số này tại các nước Đông Nam Á khác là 2,4 và trung bình toàn cầu là 3,3. Để có được lợi nhuận cao hơn và thu hút một nguồn cầu lớn hơn với các dịch vụ kèm theo, phát triển du lịch cần được dịch chuyển lên trên chuỗi giá trị. Để đạt được điều này, cần có sự đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nguồn lực và cũng cần có các đối tác hợp tác có năng lực và kinh nghiệm.
BestLand
Bình luận đã được đóng lại.